Địa chỉ:  148 phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà nội

 
31/07/2021 13:05 CH

Khi ấy quyền lực của Chủ tịch nước nhận được là từ nhân dân nên sẽ có thực quyền và có thể kiểm soát được các nhánh quyền lực khác.

 

“Nếu đọc kỹ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) năm 1992 thì thấy có rất nhiều điều mâu thuẫn, chưa thể hiện được rõ ý “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” mà chỉ thấy dường như tất cả quyền lực mới chỉ tập trung vào QH” - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Vũ Đức Khiển nêu ý kiến tại hội thảo khoa học “Góp ý hoàn thiện dự thảo sửa đổi HP năm 1992” do Văn phòng QH phối hợp với Trung ương Hội Luật gia VN tổ chức ngày 22-2.

Chưa thể hiện rõ chủ quyền nhân dân

Theo ông Khiển, các văn kiện mà Đảng đã đề cập đều nêu rõ việc sửa đổi HP phải hướng đến mục đích tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhưng thực tế, dự thảo sửa đổi HP lần này đã không thể hiện được điều đó khi mà ngay đến việc trưng cầu ý dân về HP cũng phải do QH quyết định, hay quy định công dân chỉ có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân… “Quy định như thế là chưa hợp lý và tôi cảm thấy dự thảo lần này chưa hướng đến tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nên cần phải nghiên cứu soạn thảo lại” - ông Khiển nói.

GS Nguyễn Đăng Dung  (khoa Luật ĐHQG Hà Nội) cũng kiến nghị: “Cần sửa đổi hơn nữa trong phân định thẩm quyền giữa QH với nhân dân, giữa QH với các cơ quan nhà nước khác để QH làm đúng và đủ quyền lập pháp của mình mà không lấn sang các quyền khác”. Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Bùi Ngọc Thanh thì đề nghị để thể hiện tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và HP là của nhân dân thì cần quy định trực tiếp, dứt khoát ngay trong HP rằng: HP được làm ra phải được trưng cầu ý dân thay vì phải được “QH quyết định” rồi mới trưng cầu ý dân như dự thảo.



 

GS Nguyễn Minh Thuyết: “Những gì Đảng đang lãnh đạo cần được quy định trong HP để đảm bảo các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ HP và pháp luật”. Ảnh: THÀNH VĂN

“Trong quá trình soạn thảo, nhiều ý kiến cho rằng để nhân dân thực sự là chủ thể của quyền lập hiến, góp phần tạo ra sự đồng thuận, ổn định xã hội thì lần sửa đổi HP này cần tổ chức để nhân dân phê chuẩn HP sửa đổi sau khi QH thông qua” - GS Trần Ngọc Đường cho hay. Cũng theo GS Đường, để đảm bảo quyền lực nhà nước được nhân dân giao quyền, ủy quyền thông qua quyền lập hiến không bị biến dạng, lạm quyền, lộng quyền, mất quyền, dự thảo cần hình thành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu hơn. “Nếu Hội đồng HP được thiết kế là một thiết chế thực quyền, có khả năng tài phán để bảo vệ HP một cách chủ động hơn thì nhân dân mới thực sự là chủ thể của quyền lập hiến theo đúng nghĩa” - ông Đường nhấn mạnh.

Chủ tịch nước do cử tri bầu trực tiếp

Về chế định Chủ tịch nước, PGS-TS Nguyễn Thị Hồi - Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết theo HP hiện hành, Chủ tịch nước chỉ đứng đầu Nhà nước mà không phải là thành viên của Chính phủ nên quyền lực trong lĩnh vực hành pháp còn khá khiêm tốn. Do đó, dự thảo sửa đổi HP nên viết lại theo hướng Chủ tịch nước phải thực sự là trung tâm của quyền lực nhà nước.

Cụ thể, bà Hồi đề nghị chức danh Chủ tịch nước sẽ do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của QH. Đồng thời, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là năm năm và không ai được bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước quá hai nhiệm kỳ. “Khi cử tri cả nước trực tiếp bầu ra Chủ tịch nước thì quyền lực của Chủ tịch nước nhận được là từ nhân dân nên sẽ có thực quyền và có thể kiểm soát được các nhánh quyền lực khác” - bà Hồi phân tích.

Bà Hồi cũng đề nghị sửa đổi quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước theo hướng Chủ tịch nước có quyền đề nghị QH phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Đồng thời, bổ sung thêm quy định “Chủ tịch nước lãnh đạo, định hướng, điều hành hoạt động của Chính phủ”.

Làm rõ phương thức lãnh đạo của Đảng

Đề cập về Điều 4, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Nguyễn Minh Thuyết cho rằng nếu giữ nguyên như trong dự thảo thì cần phải bổ sung các quy định cụ thể về phương thức lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của Đảng để tránh tình trạng mất cân đối.  Theo ông Thuyết, những gì Đảng đang lãnh đạo cần được quy định trong HP để đảm bảo các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ HP và pháp luật. Đồng thời, bảo đảm Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

Ông Lê Tiến (Hội Luật gia VN) cũng cho rằng Đảng có quyền lực thì Đảng cũng phải chịu trách nhiệm. Nguyên Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu cũng tán thành các ý kiến trên.

Bình luận Facebook

Tin tức mới khác

2021
31/07

Thôn ung thư ngắc ngoải giữa lòng HN

Người ở đây gọi nơi họ đang sống là thôn ung thư. Trong thôn ung thư lại có ngõ ung thư. Chỉ một con ngõ chừng hơn 10 gia đình sinh sống mà có đến 5-6 nhà có người chết vì bệnh ung thư.
Địa chỉ văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm
2021
25/08

Địa chỉ văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm

Trong thời gian qua, các văn phòng công chứng đã ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của mình trong các hoạt động dân sự. Vì thế nó ngày càng trở nên gần gũi và gắn bó hơn trong cuộc sống của người dân. Bạn đang ở khu vực Hoàn Kiếm và mong muốn tìm một địa chỉ uy tín để công chứng giấy từ. Vậy hãy đọc bài viết này để tìm hiểu những địa chỉ văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm uy tín nhất nhé.
Danh sách văn phòng công chứng quận Cầu Giấy
2021
07/08

Danh sách văn phòng công chứng quận Cầu Giấy

Công chứng là dịch vụ quen thuộc và gần gũi với người dân. Những năm qua, văn phòng công chứng quận Cầu Giấy đã chứng minh được tầm quan trọng của mình trong việc công chứng cho người dân.
Danh sách văn phòng công chứng quận Hà Đông
2021
14/08

Danh sách văn phòng công chứng quận Hà Đông

Hà Đông là một trong những quận có dịch vụ công chứng phát triển nhất thủ đô Hà Nội. Bởi lẽ ở đây các hoạt động giao dịch dân sự diễn ra rất sôi nổi. Tuy nhiên, chính vì vậy mà người dân khó lòng nào mà lựa chọn một văn phòng uy tín, chuyên nghiệp. Do vậy bài viết này của chúng tôi sẽ giải quyết khó khăn này bằng danh sách văn phòng công chứng uy tín dưới đây.
Ông Vương Đình Huệ tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội, lần thứ 2 tuyên thệ nhậm chức
2021
20/07

Ông Vương Đình Huệ tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội, lần thứ 2 tuyên thệ nhậm chức

Chiều 20/7, Quốc hội đã thống nhất cao bầu ông Vương Đình Huệ - ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV - giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV. Quốc hội cũng bấm nút thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online:  4
Hôm nay:  48
Tất cả:  390.556

Gửi Email Tài Liệu Công Chứng

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

Chat trên Zalo

Chat trên Zalo