Thừa kế có hai dạng: thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc
1. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo từng hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không phù hợp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ qaun, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người được thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản từ quyền nhận di sản.
Những người được thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại , bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thế vị: Trong những trường hợp con của những người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời thiểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt hưởng nếu còn sống.
* Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
* Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền được hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo di chúc
Di chúc là thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
a) Người thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
b) Người đủ từ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Công chứng văn bản về thừa kế di sản bao gồm: văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế và văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.
Những tài sản phải làm thủ tục thừa kế khi người chết để lại di sản:
Nhóm thừa kế về bất động sản:
– Thừa kế quyền sử dụng đất
– Thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Nhóm thừa kế về động sản:
– Thừa kế đối với ô tô, xe máy
– Thừa kế sổ tiết kiệm
– Thừa kế tài khoản ngân hàng
– Thừa kế cổ phần
– Thừa kế cổ phiếu, thừa kế trái phiếu
– Thừa kế vốn góp…
– Thừa kế về Website, Facebook, Zalo...
Văn phòng công chứng Thái Hà tư vấn miễn phí về luật thừa kế như: các quy định về thừa kế, thủ tục thừa kế: thủ tục khai nhận thừa kế, thủ tục phân chia di sản thừa kế, thủ tục công chứng về thừa kế và chuyển quyền sử dụng đất (sang tên sổ đỏ).
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG THÁI HÀ
1. Công chứng viên kiêm Trưởng văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội, thẩm phán, phó chánh tòa dân sự, chánh tòa Lao động, tòa án tối cao. Ủy viên hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và thẩm phán của học viện Tư pháp.
2. Công chứng viên Nguyễn Trung Tín: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật học. Nguyên là phó tổng biên tập Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Từng tham gia đào tạo cử nhân Luật, cao học Luật, tiến sĩ Luật tại đại học Luật Hà Nội, khoa Luật đại học Quốc gia, Viện khoa học xã hội Việt Nam và Đại học Huế.
3. Công chứng viên Vũ Quốc Hùng: Thạc sĩ Luật học, cử nhân ngoại ngữ. Nguyên là Luật sư, đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, chúng tôi còn có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Điện thoại: (84-4) 35 379 209 - Fax: (84-4) 35 379 210 - Hotline: 0935 669 669
Địa chỉ: Số 148, phố Thái Hà , phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Website: http://congchungthaiha.com - Email: ccthaiha@gmail.com